Trào ngược dạ dày ăn BƯỞI có làm bệnh nặng hơn?

Nếu bạn bị trào ngược dạ dày, bạn có nên ăn bưởi không? Liệu bưởi chua có làm tăng triệu chứng của bệnh không? Hãy cùng khám phá sự thật về vấn đề này trong bài viết sau đây nhé.

Tìm hiểu thành phần có trong quả bưởi

Trào ngược dạ dày ăn bưởi có tốt
Thành phần dinh dưỡng trong quả bưởi

Bưởi là một loại trái cây thuộc họ cam quýt nhiệt đới được biết đến với vị ngọt kèm chua. Nó rất giàu chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và chất xơ. Đây là loại trái cây có múi rất tốt cho sức khỏe.

Thành phần dinh dưỡng có trong quả bưởi:

  • Calo: 52
  • Béo: 0,2g
  • Natri: 0mg
  • Carbohydrate: 13,2g
  • Chất xơ: 2g
  • Đường: 8,5g
  • Protein: 0,9g
  • Vitamin C: 38,4mg
  • Vitamin A: 71,3mcg

Bưởi có lượng calo thấp và cung cấp một lượng đáng kể chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Trong đó không thể không nhắc đến lượng Vitamin C, vitamin A mà bưởi đem lại. Bưởi cũng đem lại nhiều lợi ích sức khỏe như:

  • Hỗ trợ chữa lành vết thương
  • Giúp sáng mắt nhờ lượng Vitamin A
  • Có thể giúp ngăn ngừa ung thư
  • Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
  • Giảm viêm tốt nhờ có Flavonoids

Bưởi chứa ít calo và là nguồn cung cấp chất xơ cũng như vitamin C dồi dào nên bưởi có thể là một sự bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống.

Trào ngược dạ dày và bưởi

 

Nói lại một chút về bệnh lý trào ngược dạ dày: Trào ngược dạ dày là tình trạng các chất trong dạ dày, không ở yên trong dạ dày và đi xuống ruột mà lại đi ngược lên thực quản, hầu họng gây ra các triệu chứng điển hình như ợ chua, ợ nóng, đau tức ngực, nghẹn cổ, buồn nôn, nóng rát họng, ho,….

Đến nay chưa có bất kì một tài liệu khoa học nào khẳng định việc ăn bưởi có thể khiến cho tình trạng bệnh trào ngược của bạn tăng lên. Hơn thế nữa theo Đông y, các bộ phận của bưởi lại có thể được sử dụng hỗ trợ điều triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày:

  • Vỏ bưởi: khi chín có màu vàng hơi ngả xanh, tính ấm, chứa nhiều tinh dầu. Vỏ bưởi có tác dụng giảm ho, giảm đờm, chống nôn.
  • Hạt bưởi: Chất nhầy trong hạt bưởi có tác dụng hỗ trợ điều trị vết loét ở dạ dày, tác dụng tốt đối với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày có kèm viêm loét.
  • Ruột bưởi: Có chứa rất nhiều Vitamin A và Vitamin C, có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể. Điều này có tác dụng rất tốt cho bệnh nhân trào ngược dạ dày, vì những bệnh nhân này hầu như sẽ phải chịu hệ lụy là cơ thể suy kiệt do các triệu chứng trào ngược xảy ra ngày đêm liên tục.

Mặc dù không thể phủ nhận những tác dụng có lợi trên của bưởi, tuy nhiên một vấn đề không thể không nói đến đó là:

Trong thành phần của ruột bưởi, chứa tới 9% là acid citric, Vitamin C – chúng khiến cho pH của nước ép bưởi rơi vào khoảng từ 3-3,5. Đây là pH thể hiện tính acid, nó sẽ không tốt cho hệ thống niêm mạc thực quản của bạn, gây kích ứng và thậm chí có thể gây loét và làm cho tình trạng vết loét thực quản (nếu bạn có vết loét) bị nặng hơn.

Vậy trào ngược dạ dày ăn bưởi được không? 

Trào ngược dạ dày có nên ăn bưởi không?

Vậy trào ngược dạ dày ăn bưởi được không? Câu trả lời như sau:

Dựa theo phân tích, bệnh nhân trào ngược dạ dày không cần phải tuyệt đối kiêng bưởi, tuy nhiên bạn cần chú ý đến liều lượng khi ăn, không nên ăn quá nhiều bưởi một lúc. Bạn nên chọn loại bưởi ngọt, ít chua như: Bưởi diễn, bưởi da xanh…

Những lưu ý với người trào ngược dạ dày khi ăn bưởi

Với những người bị trào ngược dạ dày, khi ăn bưởi chúng ta cần chú ý những vấn đề sau:

  • Thứ nhất: Tuyệt đối không ăn bưởi chua khi đang đói, đặc biệt là những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang có vết loét ở thực quản – dạ dày, nếu bạn vẫn nhất quyết ăn thì không lâu sau đó, cơn trào ngược sẽ nhiệt tình mà tìm đến bạn.
  • Thứ hai: Nếu chẳng may đang bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, hoặc đường ruột đang yếu thì không nên ăn bưởi.
  • Thứ ba: Bưởi có tính hàn, bởi vậy những ai bị trào ngược dạ dày kèm theo thể trạng hư hàn, cơ thể dễ nhiễm lạnh, hoặc đang bị cảm mạo phong hàn thì không được dùng bưởi.
  • Thứ tư: Không nên ăn quá nhiều bưởi 1 lúc, nhất là hạn chế uống nước ép bưởi. Vì dạng này thường tiếp nhận lượng lớn vitamin C có trong bưởi.
  • Thứ năm: Đối với bệnh nhân trào ngược dạ dày kèm vết loét tiêu hóa, nên hạn chế việc ăn bưởi trực tiếp, bạn có thể chế biến ra các món ăn có kèm bưởi. Điều này sẽ giúp hạn chế được tác dụng không mong muốn có bưởi đối với bệnh tình của bạn.
traonguocanbuoi3
Thay vì ăn bưởi trực tiếp, hãy thử chế biến chúng cùng những món ăn khác.

Trên đây là bài viết về chủ đề: người bị trào ngược dạ dày có nên ăn bưởi. Nếu có bất kì thắc mắc nào về bệnh trào ngược dạ dày, hãy gọi đến tổng đài: 18006626 (miễn cước) để được giải đáp.

XEM THÊM:

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *